Khởi nguồn là trường phái Bauhaus, tiếp tục được kế thừa bởi phong cách Minimalism, phong cách kiến trúc tối giản ngày một khẳng định sự phát triển của mình trong nền kiến trúc hiện đại.
Phong cách kiến trúc Minimalism còn được biết như hậu duệ của kiến trúc Bauhaus, là phong cách kiến trúc tối giản được bắt đầu từ một phong trào nghệ thuật nổi lên ở New York- Mỹ vào những năm đầu thập niên 1960. Giữ nguyên những giá trị của Bauhaus, với Minimalism, kiến trúc được đơn giản hóa tối đa trong phong cách thiết kế và các thành phần như đường nét, kiểu dáng chi tiết trang trí hay vật dụng, nội thất nhưng vẫn giữ được nét thẩm mỹ nghệ thuật.
Nội thất theo phong cách Minimalism hướng sự chú ý đến những đường nét và kết cấu. Các không gian như tường, sàn đều được làm phẳng và hạn chế nội thất, đồ dùng nhất có thể, đồng nhất với những hình khối đơn giản và khoảng không lớn, sau đó được phối hợp nhuần nhuyễn với ánh sáng, tạo sự tập trung cho nội dung kiến trúc, từ đó tạo nên những giá trị tinh tuý của vẻ đẹp tinh giản
Tương tự như phong cách Minimalism, “người tiền nhiệm” Bauhaus cũng mang phong cách kiến trúc tinh giản nhưng giữ nguyên vẻ đẹp trường tồn theo thời gian cùng tính hữu dụng.
Các đường nét của Bauhaus gắn liền với ngôn ngữ hình học, hình khối đơn giản không trang trí. Chính vì tính chất này, Bauhaus có tính trường tồn theo thời gian, luôn giữ được vẻ đẹp theo niên đại.
Vốn dĩ nguyên tắc của Bauhaus là "Thẩm mỹ đi liền với Công năng", chính vì vậy, việc tối ưu công năng của ngôn ngữ thiết kế Bauhaus luôn được đặt lên hàng đầu trong cả nội và ngoại thất. Tất cả các không gian trong và ngoài của công trình mang âm hưởng Bauhaus đều được thiết kế không thừa không thiếu, tận dụng tối đa công năng, xây dựng một không gian sống hữu dụng nhất.
Cả Minimalism và Bauhaus đều là những phong cách kiến trúc lấy tinh thần đơn giản hoá tối đa làm nền tảng, từ đó xây dựng nên một không gian tối giản nhưng vẫn giữ cho mình tính thẩm mỹ và nghệ thuật. Ở mỗi phong cách đều có thể thấy được tính chất tối ưu công năng của không gian, tận dụng triệt để mọi góc cạnh của không gian sống, đồng thời giữ vững tính thẩm mỹ theo thời gian.
Nếu như tiêu chuẩn trang trí nội thất truyền thống là tạo ra sự phong phú về nội thất thì phong cách này tập trung tối giản đến mức có thể đồ nội thất và giữ lại không gian trống hoàn hảo.
Phong cách Minimalism được xây dựng xung quanh triết lý “Less is more” và chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách thiết kế nội thất Nhật Bản: đơn giản hóa nhiều thành phần như đường nét, kiểu dáng hay các chi tiết trang trí. Với cách trang trí này, bạn sẽ có được một mặt bằng tổng thể thống nhất, chặt chẽ về bố cục và giữ lại được không gian kiến trúc đẹp, sạch sẽ, thông thoáng.
Với phong cách Minimalism, trong một không gian chỉ sử dụng tối đa 4 màu và tối ưu nhất là 3 màu. Bao gồm màu chủ đạo, màu nền và màu làm điểm nhấn. Các bức tường thường được sử dụng gam màu trung tính, tạo ra một bức đệm cho các đồ nội thất bên trong.
Minimalism hướng đến sự tối giản hết mức để giữ lại nhiều không gian trống hoàn hảo. Yếu tố lõi làm nên sự hấp dẫn của phong cách này là tổng thể kiến trúc thống nhất, hài hòa. Đó chính là lý do tại sao phong cách Minimalism đơn giản nhưng không hề đơn điệu
Trong xu hướng thiết kế nội thất tối giản, ánh sáng như một phần trang trí đem lại hiệu ứng thẩm mỹ về mặt thị giác mạnh mẽ nhất. Việc sử dụng ánh sáng để tạo ra sự nhấn mạnh các khu vực quan trọng, thông qua hiệu ứng bóng đổ vào đồ nội thất, giúp tôn lên hình khối vật dụng và các thành phần khác trong kiến trúc căn nhà.
Ngoài ra, sử dụng ánh sáng không "tốn" diện tích nhưng lại tạo điểm nhấn cho các khu vực quan trọng. Hiệu ứng ánh sáng tác động vào đồ nội thất giúp không gian thêm sinh động hơn.
Các chi tiết với mục đích trang trí hầu như xuất hiện rất ít trong phong cách tối giản. Thông thường, nội thất trang trí sẽ đi kèm công năng sử dụng như đèn trang trí, bàn trang trí,...Đồ nội thất được sử dụng thường là nội thất thông minh, có thể tiết kiệm không gian và sử dụng với nhiều công năng khác nhau. Phong cách Minimalism hạn chế sử dụng các đồ nội thất không cần thiết, đặc biệt nội thất chỉ nhằm mục đích trang trí.
Vật liệu sử dụng cho phong cách này thường có đặc điểm là đơn sắc, bề mặt trơn nhẵn, ít chi tiết trang trí và chất liệu thường được sử dụng là gỗ, đá nhân tạo,...
Nếu yêu thích phong cách nội thất này, bạn có thể trang trí dựa vào những bí quyết sau:
Không gian sống gọn gàng:
Sự gọn gàng chính là chìa khóa làm nên linh hồn, sức hấp dẫn của phong cách Minimalism. Thay vì nghĩ các vật dụng trang trí, chủ nhân cần thiết lập trật tự món đồ, giản lược và loại bỏ định kỳ, đó cũng chính là cách giúp không gian sống gọn gàng, khoáng đạt. Đây chính là tiền đề giúp chủ nhân sống đơn giản, tận hưởng giá trị sống toàn vẹn nhất.
Tạo điểm nhấn cho căn phòng:
Căn phòng phong cách nội thất Minimalism được nhấn mạnh vào số ít chi tiết nhỏ. Điểm nhấn của căn phòng có thể nhờ vào ánh sáng hoặc một món đồ nội thất độc đáo hay tone màu tạo điểm nhấn. Bạn có thể tạo điểm nhấn cho căn phòng bằng cách sử dụng đèn trang trí chiếu sáng vào khu vực nhất định, tạo hiệu ứng nổi bật, thu hút.
Thiết kế cân bằng, hài hòa:
Phong cách Minimalism chú trọng vào sự cân bằng và hài hòa của không gian. Các món đồ nội thất có sự liên kết về màu sắc và thiết kế, không có món đồ nào là quá nổi bật, lấn át các chi tiết nội thất khác.
Bám sát tone màu cùng đồ nội thất:
Bạn nên sử dụng tối đa 3-4 màu sắc cho phong cách nội thất này. Thông thường có 3 màu gồm: Màu nền, màu chủ đạo và màu tạo điểm nhấn. Bạn có thể sử dụng các sắc màu như trắng, be, kem,.. là màu nền hoặc tổ hợp xám làm màu chủ đạo và nâu, xanh, vàng... là màu điểm nhấn, tạo sự chú ý, gia tăng giá trị thẩm mỹ của đồ đạc trong phòng.
Nếu bạn yêu thích phong cách này hãy để Min Decor giúp đỡ bạn nhé.